Kinh tế - xã hội Hòa Bình (huyện)

Kinh tế

Chợ Hòa Bình từ cầu Hòa Bình nhìn xuống

Năm 2019, huyện Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Trong 25 chỉ tiêu mà Đảng bộ huyện đề ra, đã có 16 chỉ tiêu vượt, 09 chỉ tiêu đạt. Các chỉ tiêu như tổng vốn đầu tư toàn xã hội, sản lượng lúa, sản lượng thủy sản, đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, với tốc độ tăng trưởng là 10,67%; thu nhập bình quân đầu người 50 triệu 238 ngàn đồng trên năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; Tính đến thời điểm này xã Vĩnh Mỹ B đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Vĩnh Bình hoàn thành 19/19 tiêu chí, tỉnh đang thẩm định công nhận, các xã còn lại đạt từ 15 đến 17 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của Chính quyền và các đoàn thể có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng được yêu cầu. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, phong trào đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội được thực hiện khá tốt, bằng nhiều giải pháp đồng bộ trong năm trên địa bàn huyện có 1.825 hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững.

Trong năm mới 2020, huyện Hòa Bình tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ; Tập trung thực hiện có hiệu quả trụ cột thứ nhất về nông nghiệp, mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, hoàn thành tốt các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới; quan tâm phát triển văn hóa – xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn.[3]

Nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của huyện Hòa Bình, trong đó:

  • Các xã Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ B, phát triển trồng lúa
  • Các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnhphát triển nuôi trồng thủy hải sản (tôm sú)
  • Riêng thị trấn Hòa Bình xã Vĩnh Mỹ A phát triển cả trồng lúa lẫn nuôi tôm.

Là huyện vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, huyện được phân thành 2 vùng sản xuất (vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi). Tổng diện tích tự nhiên trong toàn huyện là 41.219 ha, với bờ biển dài gần 20 km và được chia làm 2 vùng sản xuất rõ rệt:

  • Vùng Bắc Quốc Lộ 1A: Đây là vùng ngọt ổn định của huyện, triển khai áp dụng mô hình sản xuất như: Mô hình bồn bồn - cá; lúa - cá; lúa - màu; 3 vụ lúa và mô hình nuôi cá nước ngọt.
  • Vùng Nam Quốc Lộ 1A: Triển khai áp dụng các mô hình sản xuất như: Mô hình nuôi tôm công nghịêp - bán công nghiệp; nuôi tôm quảng canh cải tiến; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp; mô hình nuôi cá kèo. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để tăng sản lượng và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích.

Xã hội

Giáo dục

Hiện tại trên huyện Hòa Bình có:8 trường THCS:

3 trường THPT:

  • THPT Lê Thị Riêng (trường THPT Vĩnh Lợi trước đây)
  • THPT Trần Văn Lắm
  • THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Bạc Liêu.